Design by GiapPham.Com
;

Cầu răng sứ là gì

Cầu răng sứ là một giải pháp khôi phục một hoặc nhiều răng mất cố định phổ biến hiện nay. Giống như bạn đi qua một chiếc cầu bắc qua sông, cầu răng gồm 2 hoặc nhiều trụ cầu là các răng trên cung hàm hoặc các trụ implant và nhịp cầu là một hay nhiều răng bị mất. Các trụ cầu chính là các điểm tựa mang răng mất. Cầu răng được gắn cố định trên các răng trụ, qua đó, giúp lấp đầy khoảng trống răng mất trên cung hàm.

Cầu răng sứ là cầu răng được làm bằng vật liệu sứ.

Các loại cầu răng sứ

Cầu răng sứ truyền thống loại cầu răng khá phổ biến. Các răng làm trụ cầu là các răng khỏe mạnh ở hai bên của khoảng mất răng. Nha sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ các răng làm trụ để tạo đủ khoảng cho một chụp răng (giống như một cái mũ) chụp lên răng trụ, giữa các răng trụ sẽ là một dải răng sứ gắn liền với các chụp úp lên răng trụ để thay thế cho răng bị mất.

Cầu răng sứ với (Cầu răng sứ đèo)

Với loại cầu răng này, nha sĩ sẽ dùng một hoặc hai răng trụ ở phía trước hoặc ở phía sau răng bị mất để làm cầu răng. Tuy nhiên, cầu răng này được khuyên không nên làm rộng rãi vì dễ ảnh hưởng đến các răng trụ nếu tính lực nhai không tốt.

Cầu răng sứ cánh dán

Là loại cầu răng có khả năng bảo tồn răng trụ tối đa do mài ít răng. Cầu răng gồm một răng giả bằng sứ có hai cánh dán ở hai bên. Trong đó, răng giả sẽ lấp vào khoảng trống răng mất còn hai cánh dán sẽ được gắn cố định ở mặt trong của hai răng trụ ở hai bên răng mất. Cánh dán có thể làm bằng sứ hoặc kim loại. Tuy nhiên cầu răng loại này yếu, chịu lực nhai kém, dễ rơi nên chỉ nên làm ở răng cửa với sự cân nhắc kỹ càng của nha sĩ.

Cầu răng sứ trên trụ Implant

Các răng trụ của loại cầu răng này không phải là các răng thật mà là các trụ implant được cấy vào trong xương hàm của bạn. Cầu răng này không gây ảnh hưởng hay tổn hại đến răng tự nhiên bên cạnh răng đã mất do không dùng đến răng thật để làm điểm tựa, tạo được khoảng cách thích hợp giữa các răng giúp cầu răng ổn định và phần xương hàm ở khoảng mất răng bị tiêu ít.

Làm cầu răng sứ có tốt không?

Với những nhược điểm của một cầu răng sứ nêu trên sẽ khiến bạn e dè và có thể lo lắng khi quyết định làm cầu răng sứ. Tuy nhiên nếu các răng trụ được lựa chọn đúng, khoảng mất răng không quá dài, nha sĩ tôn trọng nguyên tắc tính lực nhai cho cầu răng, các yêu cầu kỹ thuật được bảo đảm, cầu răng được bảo quản, giữ gìn tốt, cầu răng và răng miệng được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ thì cầu răng sứ là một lựa chọn phù hợp thậm chí là hoàn hảo nếu răng mất không thể bù lại được bằng cách cấy trụ implant.

Những ai làm được cầu răng sứ?

Phương pháp làm cầu răng để bù răng bị mất được các nha sĩ sử dụng từ rất lâu, từ trước khi có kỹ thuật cấy trụ implant. Hiện nay với sự phát triển của ngành vật liệu nha khoa đã tạo ra nhiều loại vật liệu sứ có tính chất gần như răng thật, vừa chịu được lực nhai vừa đảm bảo tính thẩm mỹ nên cầu răng sứ được sử dụng rộng rãi để bù răng mất trong những trường hợp:

  • Mất một hoặc hai răng hàm liền nhau.
  • Các răng mất xen kẽ nhau.
  • Mất một hoặc vài răng cửa.
  • Làm cầu răng trên các trụ implant.