Design by GiapPham.Com
;

Dán sứ Inlay Onlay là gì?

Inlay Onlay là phương pháp phục hình răng giúp sửa chữa răng bị sâu, rạn nứt mà không cần đến mão răng. Mục đích chính là phục hồi chức năng nhai và tính thẩm mỹ của răng miệng:

  • Trám răng Inlay áp dụng cho trường hợp răng bị vỡ, nứt mẻ vừa phải trên một bề mặt, chưa ảnh hưởng tới múi răng. Trong đó, miếng trám được đặt nằm gọn trong răng, không bao phủ múi răng.
  • Trám răng Onlay áp dụng cho trường hợp răng bị sâu hoặc vỡ lỗ lớn, múi răng bị tổn thương. Trong đó, miếng trám được đặt nằm bên trên răng, bao phủ lên múi răng.

Vật liệu của miếng trám Inlay Onlay được làm từ sứ, kim loại hoặc composite. Trong đó, sứ là chất liệu thông dụng nhất do có màu sắc tương tự răng thật, đảm bảo tính thẩm mỹ cao.

Vì sao bạn nên trám răng Inlay Onlay?

  • Bảo vệ mô răng tốt hơn: Trám răng Inlay Onlay yêu cầu mài mô răng ở mức tối thiểu, phù hợp với các trường hợp sâu răng từ nhẹ đến trung bình. So với mão răng sứ, đây là giải pháp thay thế hoàn hảo cho những trường hợp mà tình trạng tổn thương của răng chưa lan quá rộng.
  • Tính thẩm mỹ cao: Miếng trám bằng sứ được sản xuất với công nghệ CAD/CAM, cho màu sắc tự nhiên như răng thật và không bị ngả màu theo thời gian như miếng trám composite.
  • Bền bỉ và ổn định: Miếng trám có độ cứng và bám dính tốt, bám sát bề mặt răng, cho hiệu quả phục hình lâu dài.
  • Bảo vệ sức khỏe răng miệng: Inlay Onlay góp phần bảo vệ các răng yếu hơn.
  • Tiết kiệm chi phí: Trám răng Inlay Onlay có mức giá tiết kiệm hơn so với làm răng sứ.
  • Quy trình điều trị đơn giản: Quá trình điều trị thường chỉ bao gồm 2 cuộc hẹn thăm khám và điều trị, mỗi lần kéo dài chỉ khoảng 30 – 45 phút.

Khi nào nên trám răng Inlay Onlay?

Trám răng Inlay Onlay là lựa chọn đáng cân nhắc khi răng bị sâu, bể một phần do va đập, mài mòn (răng bị mất chất), tác động đến chức năng nhai và thẩm mỹ của răng miệng. Phương pháp này khắc phục phần lớn các nhược điểm của miếng trám composite hay almagam như:

  • Kẽ hở giữa miếng trám và mô răng.
  • Mếng trám ngả màu, mất hài hòa với men răng tự nhiên, không gắn khít với các răng xung quanh.

Trám răng Inlay Onlay được thực hiện như thế nào?

Quá trình điều trị được chia thành 4 bước chính sau đây:

  • Làm sạch mô răng mục nát hoặc quá mỏng bằng khoan chuyên dụng.
  • Lấy dấu răng.
  • Thiết kế miếng trám theo kích thước xoang răng.
  • Gắn miếng trám vào xoang răng và cố định bằng xi măng nha khoa.

Sau khi điều trị, bạn cần lưu ý vệ sinh răng miệng cẩn thận để ngăn ngừa sâu răng tái phát, làm nứt miếng trám. Tránh ăn đồ ăn quá cứng, đồng thời tuân thủ lịch tái khám định kỳ để theo dõi và chữa trị nếu xảy ra sai sót.