Design by GiapPham.Com
;

Răng giả tháo lắp là gì

Răng giả tháo lắp là phương pháp giúp phục hình răng đã mất, bao gồm 1 khung hàm có thể tháo lắp được và bên trên là các răng giả. Hiện nay, có 2 loại là: răng tháo lắp trên nền nhựa và răng tháo lắp trên nền kim loại. Tùy vào nhu cầu và tình trạng răng miệng của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn loại răng phù hợp nhất. Phương án răng tháo lắp có thể áp dụng cho tình trạng mất 1 răng, nhiều răng hay thậm chí toàn hàm. Tương ứng với mất 1 răng sẽ làm răng giả tháo lắp 1 cái, còn nếu mất răng toàn hàm sẽ có răng giả tháo lắp toàn phần.

Ưu điểm và nhược điểm của răng giả tháo lắp

Không phải ngẫu nhiên mà phương pháp hàm giả tháo lắp được nhiều người lựa chọn. Bởi phương pháp này có những ưu điểm nổi trội như:

  • Chất liệu hàm giả an toàn đối với cơ thể, không gây kích ứng, không tác dụng phụ.
  • Đảm bảo nhu cầu ăn nhai cơ bản hàng ngày, giúp quá trình tiêu hóa được ổn định hơn.
  • Phương pháp không tác động đến răng thật, không tác động đến xương hàm. Chính vì thế, làm rang ham gia thao lap là phương pháp vô cùng thích hợp cho những người cao tuổi, khi sức khỏe không còn tốt như trước.
  • Việc tháo lắp răng để vệ sinh khá dễ dàng. Hoặc nếu bạn thấy vướng víu khi đi ngủ cũng có thể tháo hàm giả ra.
  • Dễ dàng tháo ra để vệ sinh răng
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ mất khoảng 2-3 ngày là bạn đã sở hữu một bộ răng mới.
  • Chi phí thấp nhất trong số các phương pháp làm răng giả hiện nay.

Tuy nhiên, phương pháp làm răng giả tháo lắp cũng còn tồn tại một số nhược điểm như: tuổi thọ thấp, không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm và hạn chế khi ăn những thực phẩm cứng hoặc dai.

Lời khuyên của chuyên gia đối với những người dùng hàm giả tháo lắp

Hiện nay, có rất nhiều khách hàng mất răng ở tuổi trung niên, người lớn tuổi hay ngay cả những người trẻ đang dùng biện pháp răng giả hàm tháo lắp như một cách thức “chữa cháy” tạm thời bởi dễ sử dụng và giá thành rẻ.

Nhưng theo bác sĩ Nha khoa Zelda thì việc sử dụng hàm tháo lắp chỉ là một phương án tạm thời, sử dụng lâu dài sẽ đem lại rất nhiều biến chứng khó lường, ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe như:

  • Lực nhai hàm tháo lắp khá yếu, dẫn đến việc hạn chế chức năng ăn nhai, gây ra tình trạng khó nghiền nhỏ thức ăn. Từ đó, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể cũng bị giảm đi, tăng cao những nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hoá. Đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến các đối tượng đang gặp các vấn đề về dạ dày, dễ gây ra thiếu chất dinh dưỡng.
  • Hàm tháo lắp chỉ được phục hình thân răng trên nướu, giúp bệnh nhân lấp chỗ trống sau khi mất răng, chứ không hề có chân răng như khi cấy ghép Implant. Vì vậy, xương ổ răng chắc chắn vẫn bị rỗng, dẫn đến tình trạng nghiêm trọng là tiêu xương hàm, xương hàm sẽ lõm xuống, tình trạng tụt nướu tiếp tục diễn biến ngày càng tệ, ảnh hưởng xấu đến mặt thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
  • Việc nghiêm trọng nhất là khi dùng hàm tháo lắp trong thời gian dài thì vấn đề tiêu xương hàm ngày càng trầm trọng, nguyên nhân chính gây ra tình trạng lão hóa khuôn mặt. Có thể nhận thấy những người dùng hàm tháo lắp và mất răng thì hai bên má sẽ có hiện tượng hóp vào, da mặt chảy xệ và xuất hiện nếp nhăn, khiến gương mặt trông già hơn rất nhiều so với tuổi thật.
  • Chưa kể những ai đang dùng hàm tháo lắp sẽ dễ dàng nhận thấy rằng sau một thời gian sử dụng, hàm tháo lắp sẽ trở nên lỏng lẻo & dễ rơi rớt hơn. Từ đó sẽ xuất hiện các cơn ê buốt và đau khi ăn nhai, gây ra tình trạng bị hôi miệng. Việc vệ sinh hàm tháo lắp cũng khá khó khăn, tính thẩm mỹ chưa được cao, rất dễ bị người đối diện phát hiện ra sử dụng răng giả, dẫn đến  thiếu tự tin khi giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.